messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0985.799.799
Quay lại

CỬA ĐI NHẤC TRƯỢT ( LIFT SLIDING DOOR)

CỬA SỔ MỞ QUAY NGOÀI (SIDE HUNG WINDOW)

CỬA SỔ MỞ HẤT ( CASEMENT HUNG WINDOW)

CỬA SỔ MỞ TRƯỢT ( SLIDING WINDOW)

CỬA ĐI MỞ QUAY (SWINGS OPEN DOOR)

CỬA SỔ MỞ QUAY LẬT VÀO TRONG ( TILT & TURN WINDOW)

CỬA ĐI MỞ TRƯỢT ( SLIDING DOOR)

CỬA ĐI XẾP TRƯỢT ( FOLDING DOOR)

VÁCH NHÔM KÍNH LỚN HỆ UNITIZED

VÁCH KÍNH HỆ STICK

VÁCH NHÔM KÍNH LỚN HỆ SEMI- UNITIZED

CÁC SẢN PHẨM VỀ KÍNH

CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Gỗ HDF là gì? Tất tần tật những điều cần biết về gỗ công nghiệp HDF

Với ưu điểm vượt trội, gỗ HDF đang dần trở thành vật liệu quen thuộc trong nội thất và xây dựng. Hãy cùng Queen Door tìm hiểu kỹ hơn về gỗ HDF - loại gỗ công nghiệp thân thiện, kinh tế nhưng không kém phần cao cấp này nhé!

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp có chất lượng cao. Với ưu điểm vượt trội, gỗ HDF đang dần trở thành vật liệu quen thuộc trong nội thất và xây dựng. Hãy cùng Queen Door tìm hiểu kỹ hơn về gỗ HDF - loại gỗ công nghiệp thân thiện, kinh tế nhưng không kém phần cao cấp này nhé!

1. Giới thiệu về gỗ HDF – Gỗ HDF là gì?

1.1. Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là loại gỗ nhân tạo được sản xuất từ việc nén với áp lực và nhiệt độ cao từ các sợi gỗ nguyên liệu như gỗ nguyên khối, mận mài và chất kết dính. Quy trình sản xuất đặc biệt mang đến cho gỗ HDF những ưu điểm vượt trội như cứng cáp, chịu lực tốt và ổn định kích thước.

Với nhiều ưu điểm vượt trội so với gỗ tự nhiên và các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ HDF ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nội thất, xây dựng như sản xuất đồ gỗ nội thất, ốp tường, sàn gỗ, cửa gỗ,...

Gỗ HDF là gì

Nguồn gốc và lịch sử của gỗ HDF
Gỗ HDF có nguồn gốc từ gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) được phát minh vào đầu những năm 1980. Khác với MDF, gỗ HDF được sản xuất với quy trình chuyên biệt ở tỷ lệ ép chất liệu và nhiệt độ cao hơn, giúp đạt được mật độ lớn hơn, cứng hơn nhưng giá thành cao hơn so với MDF.

1.2. Thành phần và quy trình sản xuất gỗ HDF

Thành phần, nguyên liệu cấu tạo lên gỗ HDF

  • Sợi gỗ, vụn gỗ hoặc các sản phẩm thu được từ gỗ nguyên khối
  • Chất kết dính như nhựa đậu nành hay nhựa melamine
  • Phụ gia phòng chống nấm mốc, chống cháy (tùy loại HDF)

Quy trình sản xuất:

  • Nghiền nguyên liệu thành sợi gỗ nhỏ, trộn đều với chất kết dính
  • Phun sợi hỗn hợp lên dạng tấm xốp
  • Nén tấm ở nhiệt độ và áp lực cao tạo thành tấm dày, mật độ cực lớn
  • Cắt, làm phẳng và để tấm HDF nguội đạt kích thước tiêu chuẩn

Công nghệ hiện đại: Các nhà máy sản xuất gỗ HDF hiện nay được trang bị đầy đủ hệ thống máy nén, làm nóng, cán phẳng chuyên dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Gỗ HDF là gì

Gỗ HDF được ứng dụng làm đồ nội thất có thẩm mỹ không kém gỗ tự nhiên

1.3. Đặc điểm nổi bật của gỗ HDF thành phẩm

  • Cứng cáp, bền chắc hơn nhiều so với gỗ MDF hay gỗ tự nhiên 
  • Ít co ngót, nứt nẻ khi thay đổi nhiệt độ, ẩm độ
  • Chịu được môi trường ẩm ướt tốt, kháng mối mọt, nấm mốc hiệu quả (hơn các loại gỗ công nghiệp khác)
  • Bề mặt đồng đều, kết cấu nhất quán có thể phủ nhiều loại vật liệu như melamine, veneer

2. Phân loại gỗ HDF

Trên thị trường hiện nay, gỗ HDF được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo bột nguyên liệu hay chất phụ gia thêm vào. Ba loại chính phổ biến như sau:

2.1. Gỗ HDF thường

Là loại HDF thông thường, chỉ gồm sợi gỗ và chất kết dính. Gỗ HDF thường có màu vàng nâu, bề mặt đơn giản.

Ưu điểm lớn nhất là giá thành hợp lý, phù hợp cho các ứng dụng đóng khung, làm phụ kiện nội thất. Tuy nhiên loại này kém chịu nước, dễ bị trầy xước.

2.2. Gỗ HDF lõi trắng 

Gỗ HDF lõi trắng thực ra cũng là một dạng gỗ HDF thường, tuy nhiên loại gỗ này được tính toán để giảm tối đa những chất hoá học, keo nhựa kết dính để cho ra một thành phẩm hoàn hảo nhưng ít tác động đến môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng nhất.

2.3. Gỗ HDF lõi xanh

Đây là loại gỗ HDF thường được phối trộn thêm một số phụ gia để tăng khả năng chống ẩm, nấm mốc, trăng độ bền do đó có màu xanh thẫm đặc trưng giúp dễ nhận biết.

Gỗ lõi xanh có giá thành đắt hơn một số loại gỗ công nghiệp khác nhưng rất bền và chịu môi trường khắc nghiệt, thường dùng cho các hệ khung nhà cửa, cửa hoặc dùng làm vách phòng thờ, phòng khách.

Gỗ HDF là gì

Hiện tại gỗ HDF lõi xanh là một trong những loại gỗ HDF cao cấp nhất

3. Ưu điểm và nhược điểm của gỗ HDF

3.1. Ưu điểm của gỗ HDF

  • Độ bền cao, mật độ lớn: Với mật độ trung bình 800 - 1000 kg/m3, với mật độ này thậm chí còn lớn hơn một số loại gỗ tự nhiên, đảm bảo khả năng bền bỉ của gỗ HDF.
  • Chống ẩm, chống mối mọt tốt: hàm lượng keo dính cao giúp HDF chống nước, hút ẩm thấp hơn nhiều so với gỗ MDF, ngoài ra nhờ những loại hoá chất này mà gỗ HDF cũng không bị mối mọt tấn công như những loại gỗ tự nhiên.
  • Kết cấu đồng nhất: Các sản phẩm từ gỗ HDF được làm từ các ván gỗ HDF thành phẩm, do đó các sản phẩm này có tính kết cấu đồng nhất, bằng phẳng, đồng đều, tăng độ bền và thẩm mỹ….
  • Khả năng giữ đinh vít tốt: Nhờ mật độ cao, gỗ HDF rất phù hợp để làm phụ kiện đóng đinh, bắt vít mà không lo bị lỏng lẻo hay bị sứt mẻ, đây là ưu điểm vượt trội nhất so với các loại gỗ công nghiệp khác.
  • ính thẩm mỹ cao, đồng đều: Bề mặt gỗ HDF mịn, không có lỗ rỗ và đường vân. Chính vì thế rất dễ phủ lên bề mặt các loại vật liệu khác như melamine, veneer tạo ra đa dạng các sản phẩm, đa dạng lựa chọn hơn cho người dùng.
  • Giá thành hợp lý hơn so với gỗ tự nhiên: Mặc dù đắt hơn gỗ MDF nhưng gỗ HDF vẫn rẻ hơn nhiều so với giá gỗ tự nhiên cùng mật độ. Chi phí sản xuất ít tốn nhân công, nguyên liệu cũng góp phần tạo nên điểm cộng này.

Vách gỗ HDF

Gỗ HDF được ứng dụng để làm bàn thờ hoặc vách thờ trong những không gian chung cư

3.2 Nhược điểm của gỗ HDF

  • Giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác: Quá trình sản xuất gỗ HDF phức tạp, tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu hơn nên giá thành cao hơn đáng kể so với các loại gỗ MDF hay các loại gỗ công nghiệp khác.
  • Khó uốn cong, gia công chi tiết phức tạp: Do bản chất vẫn là các loại mùn gỗ, sợi gỗ tái chế nên gỗ HDF không thể uống cong hoặc đưa vào máy để CNC ra những chi tiết phức tạp như gỗ công nghiệp, chỉ có thể cắt thành các hình 2D đơn giản.
  • Khả năng tái chế kém: Việc tái chế gỗ HDF sau khi đã qua sử dụng khá khó và hiệu quả chưa cao.

4. So sánh gỗ HDF và gỗ MDF

4.1. So sánh gỗ HDF và gỗ MDF theo các tiêu chí

Gỗ MDF và HDF đều là hai dạng gỗ nhân tạo phổ biến. Tuy nhiên, chúng lại có nhiều điểm khác biệt cả về đặc tính lẫn ứng dụng. Dưới đây là một số tiêu chí so sánh:

Tiêu chí Gỗ MDF Gỗ HDF
Mật độ 600 - 800 kg/m 800 - 1000 kg/m3
Độ bền cơ học Kém hơn HDF Cao hơn, chịu lực tốt hơn
Khả năng chống nước Trung bình Tốt hơn MDF rất nhiều
Thẩm mỹ Bề mặt thô ít đẹp, cần phải phủ bề mặt Nhẵn mịn, dễ phủ vật liệu
Ứng dụng Nội thất thông thường Có thể sử dụng làm nội thất cao cấp hoặc sàn nhà
Giá thành Rẻ hơn HDF Đắt hơn MDF

Nhìn chung, gỗ HDF sẽ có ưu thế hơn MDF ở mọi phương diện từ độ bền đến khả năng chống ẩm ứng dụng cao cấp hơn.

Tuy nhiên, MDF vẫn được lựa chọn nhiều hơn trong các trường hợp không đòi hỏi quá cao về cấp độ hoặc khi mức giá là ưu tiên hàng đầu.

4.2. Gỗ HDF và MDF gỗ nào tốt hơn?

Vậy Câu hỏi: "Ván gỗ MDF hay HDF cái nào tốt hơn?" trả lời như thế nào?

Thực tế là không có loại gỗ nào được coi là tốt nhất một cách tuyệt đối. Việc lựa chọn gỗ HDF hay MDF đều phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của người sử dụng, môi trường sử dụng cũng như ngân sách đầu tư.

Gỗ HDF sẽ phù hợp hơn cho các ứng dụng đòi hỏi cao về độ cứng chắc, khả năng chịu lực và chống ẩm như cửa ra vào, sàn gỗ nhà tắm, bếp, phòng thờ,...

Trong khi đó, MDF sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho các khu vực nội thất ít tiếp xúc với nước như phòng khách, phòng ngủ.

Quan trọng là người dùng cần cân nhắc yêu cầu thực tế, chi phí hợp lý để lựa chọn loại gỗ công nghiệp phù hợp nhất.

Xem thêm: So sánh gỗ công nghiệp MDF và HDF cùng những điều cần biết

5. Ứng dụng của gỗ HDF

5.1. Ứng dụng trong nội thất

Ngày nay, gỗ HDF được sử dụng phổ biến để sản xuất các sản phẩm nội thất khác nhau như:

  • Sản xuất nội thất gia đình: tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc, giường ngủ,...
  • Thiết kế nội thất văn phòng: vách ngăn, bàn ghế, tủ tài liệu, kệ sách, ...
  • Sản phẩm nội thất công cộng: ghế đẩu, bàn làm việc, quầy bar, thiết bị siêu thị, bệnh viện,...

Gỗ HDF được yêu thích ở khả năng chống thấm nước, ổn định khi chịu môi trường ẩm ướt, bề mặt đẹp để phủ các loại vật liệu khác như melamine, veneer gỗ hay da công nghiệp.

5.2. Ứng dụng trong xây dựng

Không chỉ dùng trong nội thất, HDF còn là vật liệu phổ biến để sản xuất các sản phẩm xây dựng quan trọng đòi hỏi độ cứng chắc, chịu lực tốt như:

  • Sản xuất cửa gỗ HDF: Với độ bền cao, khả năng giữ đinh vít, cửa HDF chống cong vênh, đảm bảo chất lượng cho nhiều năm sử dụng. Đặc biệt là cửa HDF veneer với bề mặt phủ gỗ tự nhiên sang trọng.
  • Ốp tường/trần: Gỗ HDF lõi trắng hoặc lõi xanh ốp tường, trần trong nhà tắm, bếp chịu môi trường ẩm ướt tốt
  • Sàn nhà: Gỗ HDF là lựa chọn tốt để làm sàn gỗ nhân tạo nhờ độ cứng cao, chịu lực tốt và khả năng chống trầy xước.
  • Đồ nội thất xây dựng: Thang máy cabin, vách ngăn văn phòng, làm khung cửa ra vào, lan can cầu thang,...đều là những ứng dụng hiệu quả của gỗ HDF.

Cửa gỗ HDF

Cửa gỗ HDF ngày càng là ứng dụng phổ biến của loại gỗ công nghiệp này

6. Bảo quản và bảo dưỡng các sản phẩm gỗ HDF

6.1. Cách bảo quản gỗ HDF đúng cách

Để kéo dài tuổi thọ sử dụng, việc bảo quản gỗ HDF đúng cách là rất quan trọng:

  • Luôn đặt, lưu trữ gỗ HDF nơi khô ráo, thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước hoặc môi trường ẩm ướt.
  • Sử dụng thước ke gỗ, đệm lót dưới các tấm HDF để tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà, ngăn ngừa phần cốt gỗ hút ẩm.
  • Tránh để gỗ HDF dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu, không nên phơi nắng gay gắt sẽ làm gỗ bị cong vênh, nứt nẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh bề mặt lớp phủ của các sản phẩm gỗ HDF

6.2. Cách làm sạch và bảo dưỡng bề mặt gỗ

  • Vệ sinh bề mặt HDF bằng khăn sạch, lau nhẹ nhàng theo hướng vân gỗ, không chà xát mạnh.
  • Chỉ nên dùng nước sạch, tránh dùng hóa chất tẩy rửa mạnh làm hỏng bề mặt.
  • Phủ một lớp sơn bóng hoặc vecni chuyên dụng để tăng khả năng chống trầy, bảo vệ bề mặt.
  • Với các vết bẩn cứng đầu, phải dùng dung dịch tẩy rửa nhẹ, chà nhẹ tay và lau sạch bằng nước ấm.

6.3. Những lưu ý khi sử dụng gỗ HDF

  • Không nên lắp đặt gỗ HDF ngay cạnh nguồn nhiệt, lò sưởi.
  • Tránh va đập mạnh hoặc trầy xước bề mặt, có thể làm giảm tuổi thọ sử dụng sản phẩm.
  • Không nên để gỗ tiếp xúc lâu dài với môi trường ẩm ướt hoặc nước ngập, gây phồng nước.
  • Vệ sinh bề mặt đúng cách, định kỳ để giữ vẻ đẹp lâu bền cho sản phẩm.

6.4. Gỗ HDF có thân thiện với môi trường không?

Nhìn chung, mặc dù có chứa formaldehyde nhưng gỗ HDF được đánh giá là một vật liệu khá thân thiện với môi trường và sức khỏe con người nếu sản phẩm gỗ đó đạt tiêu chuẩn

Có 3 tiêu chuẩn phổ biến về gỗ HDF đối với sức khỏe con người thụ thể là lượng phát thải formadelhyde đó là tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn CARB (Ủy ban tài nguyên không khí California) và tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản)

Tại Việt Nam thường xử dụng tiêu chuẩn châu Âu và được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đặt ra từ ngay trong nhà máy sản xuất.

Để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên chọn mua sản phẩm gỗ HDF của các nhà sản xuất uy tín, đạt các tiêu chuẩn về phát thải chất gây ô nhiễm. Sử dụng đúng mục đích và chú trọng đến thông gió tốt trong thời gian đầu sử dụng sản phẩm từ gỗ HDF cũng là các biện pháp quan trọng.

Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất HDF như gỗ vụn, bột dăm gỗ đã qua tái chế, nên hạn chế tối đa lãng phí nguồn gỗ tự nhiên. Quy trình sản xuất hiện đại cũng góp phần hạn chế thải ra môi trường.

6.5. Lưu ý khi chọn mua gỗ HDF

Để sở hữu các sản phẩm gỗ HDF đảm bảo chất lượng, an toàn, người tiêu dùng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn mua hàng tại các đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Kiểm tra chứng nhận, đánh giá chất lượng của nhà sản xuất phù hợp tiêu chuẩn về khí thải.
  • Ưu tiên các sản phẩm khá cứng, mật độ lớn, bề mặt mịn, đồng đều.
  • Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn như thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Copyright © 2023 queendoor.vn All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY